Quy định của pháp luật về quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can

Khởi tố vụ án và khởi tố bị can là các bước đầu tiên trong giải quyết một vụ án hình sự, đây là bước rất quan trọng không thể thiếu. Thông thường, quyết định khởi tố vụ án được đưa ra trước khi quyết định khởi tố bị can, bởi sau khi có quyết định khởi tố vụ án sẽ bước vào giai đoạn điều tra thì cơ quan có thẩm quyền mới điều tra căn cứ các yếu tố cấu thành tội phạm để có chứng cứ, căn cứ khởi tố bị can.

Tuy nhiên, trong thực tế giải quyết vụ án, cơ quan thẩm quyền có thể ban hành 2 quyết định này cùng một thời điểm ngay khi xác định vụ việc (có chứng cứ, nội dung vụ việc đồng thời xác định người thực hiện hành vi phạm tội).

Như vậy, khi nào khởi tố vụ án và khi nào khởi tố bị can, căn cứ nào và cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can? Bài viết này sẽ trả lời cho câu hỏi trên của bạn đọc.

1. Khởi tố vụ án là gì

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận, giải quyết nguồn tin sự việc, xác định có cấu thành dấu hiệu phạm tội hay không để quyết định khởi tố vụ án hình sự hay là dừng việc khởi tố, là cơ sở để chấm dứt hoạt động tố tụng hình sự hay thực hiện tiếp tục các hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự.

– Thời điểm khởi tố vụ án

Theo quy định khoản 1 điều 432; điều 143 Bộ luật Hình sự thời điểm khởi tố vụ án khi xác định có dấu hiệu tội phạm do cá nhân, pháp nhân thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định.

– Căn cứ khởi tố vụ án

Theo quy định điều 143 Bộ luật Hình sự chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ sau:

+ Tố giác của cá nhân: Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Tố giác của cá nhân được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đường điện thoại, thư tín… và có thể được thể hiện bằng lời hoặc bằng văn bản.

+ Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân: Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền.

+ Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng: Phương tiện thông tin đại chúng là phương tiện thông tin có đối tượng tác động là đông đảo người dân như báo chí in, đài tuyền hình, đài phát thanh, …

+ Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước: Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyết xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm

+ Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm: Đây là trường hợp Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và dùng đó làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự.

+ Người phạm tội tự thú: Người phạm tội tự thú là người đã thực hiện hành vi phạm tội và họ tự mình ra thú nhận hành vi phạm tội của họ trước các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.

– Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án

Thẩm quyền khởi tố vụ án được quy định tại điều 153 Bộ luật Hình sự bao gồm 4 cơ quan sau đây:

+ Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết theo quy định;

+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp theo quy định;

+  Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp sau:

• Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

• Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

• Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.

+ Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

2. Khởi tố bị can là gì

Khởi tố bị can là hoạt động điều tra do cơ quan có thẩm quyền tiến hành khi có căn cứ xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi phạm tội. Để ra quyết định khởi tố bị can, cơ quan có thẩm quyền khởi tố phải có đủ chứng cứ xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội, làm rõ đó là tội phạm gì, quy định ở điều khoản nào của BLHS; xác định rõ lí lịch của người thực hiện hành vi phạm tội.

Quyết định khởi tố bị can phải trình bày nội dung theo pháp luật quy định.

► Thời điểm khởi tố bị can

Theo quy định khoản 1 điều 179 Bộ luật hình sự, thời điểm khởi tố bị can là “Sau khi thực hiện khởi tố vụ án và có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự 2015 quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.”

► Căn cứ khởi tố vụ án

Căn cứ theo quy định khoản 1 điều 178 Bộ luật Hình sự, căn cứ khởi tố vụ án là “cá nhân, pháp nhân thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định là tội phạm.”

► Thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can

Thẩm quyền đưa ra quyết định khởi tố bị can bao gồm 03 cơ quan sau đây:

(1) Cơ quan điều tra (quy định tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật Hình sự);

(2) Viện kiểm sát (quy định tại khoản 4 Điều 179 Bộ luật Hình sự):

- Trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can hoặc trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can nếu đã yêu cầu nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện.

- Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra nếu Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can và trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung.

(3) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (quy định tại khoản 1 Điều 164 Bộ luật Hình sự).

Trên đây là toàn bộ thông tin về các quy định của pháp luật về quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can trong một vụ án hình sự mà công ty Luật Vicoly Hà Nội cung cấp, để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật TNHH Vicoly Hà Nội:

Địa chỉ: Số 17/10 Ngõ 121, phố Chùa Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 07.6668.1111

Email: vicolylaw@gmail.com

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G