Cần làm gì khi bị công an mời hoặc triệu tập lên làm việc

Khi công an mời hoặc triệu tập lên làm việc là khi đó chúng ta đã liên quan gì đó tới một vụ việc đang được Cơ quan cảnh sát điều tra giải quyết. Giấy mời là khi vụ án mà cơ quan cảnh sát điều tra chưa khởi tố vụ án, đang trong giai đoạn tiến hành điều tra, xác minh hành vi phạm tội. Giấy triệu tập được dùng khi Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án và được hiểu rằng cơ quan cảnh sát điều tra đang tiến hành làm rõ hành vi phạm tội theo thủ tục tố tụng hình sự.

Người được mời hoặc triệu tập sẽ có thể là một trong số những trường hợp như sau: Người làm chứng; Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; Người đang bị tố cáo; Người tố cáo; Người bị hại; Bị can...

1. Khi bất ngờ nhận được Giấy mời hay Giấy triệu tập của Cơ quan cảnh sát điều tra hoặc bất kỳ cơ quan nào thuộc ngành Công an chúng ta phải làm ngay những gì?

Sau đây là những gì chúng tôi thấy người nhận được một trong hai giấy tờ trên cần phải chuẩn bị những thứ sau đây:

     - Ngay lập tức mời luật sư trợ giúp pháp lý:

  Người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, bị tạm giữ, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, bị hại, bị đơn dân sự, nguyên đơn dân sự… Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định rõ những người này có quyền mời Luật sư để bảo vệ quyền lợi của mình trước khi có quyết định khởi tố vụ án. Đây là một quy định mới, tiến bộ và rất có lợi cho những người này.

  Người tố giác, báo tin tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Bộ luật tố tụng hình sự 2015 lại không quy định có được mời luật sư hay không và cũng không có quy định nào ngăn cấm do đó về nguyên tắc pháp lý đối tượng này vẫn có quyền mời Luật sư để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình khi tố giác tội phạm.

  Mời luật sư bảo vệ là việc cần phải làm ngay mà không nên chậm trễ hay có bất cứ điều gì cần phải suy nghĩ bởi lẽ dù là hoạt động điều tra tiền tố tụng hay trong hoạt động tố tụng thì với bất cứ ai khi làm việc một mình với Cơ quan cảnh sát điều tra sẽ là cực kỳ mạo hiểm và có thể mắc những sai lầm dẫn hậu quả vô cùng nặng nề.

  Chỉ cần luật sư ở bên cạnh, cùng đồng hành trong mọi thời điểm làm việc với cơ quan công an và pháp luật hình sự chỉ cho phép luật sư mới được quyền đồng hành cùng những người này. Luật sư sẽ làm điểm tựa tâm lý cho người phải tham gia vào quá trình này, đồng thời luật sư sẽ ngăn chặn điều tra viên có những câu hỏi mớm cung, dụ cung hoặc bất kỳ hành vi vi phạm tố tụng hình sự nào.

  Việc không hiểu biết về pháp luật, không hiểu rõ các quyền của mình khi làm việc với cơ quan điều tra sẽ dẫn tới bị áp lực về tâm lý, điều này dẫn tới việc tinh thần không được hoàn toàn tỉnh táo có thể đưa ra những câu trả lời không đúng và có thể gây bất lợi cho chính mình. Nhất là quá trình lấy lời khai thường kéo dài nhiều giờ đồng hồ sẽ là quá trình vô cùng căng thẳng đối với bất cứ ai nếu không có luật sư ở bên cạnh.

Tất cả các nước phát triển như chúng ta thấy trên phim ảnh, người dân sẽ chỉ làm việc với cơ quan điều tra khi có sự xuất hiện của luật sư bên cạnh. Và đó là điều cần phải làm nhất, đúng đắn nhất đối với bất cứ ai trong trường hợp phải làm việc với cơ quan cảnh sát điều tra.

     - Chuẩn bị tài liệu, tâm lý, làm việc với luật sư trước khi lên làm việc:

Trong giấy mời, giấy triệu tập luôn ghi rõ nội dung làm việc về việc gì, chúng ta phải xem lại tất cả các vấn đề liên quan tới nội dung trong Giấy mời, triệu tập đề cập trong buổi làm việc từ đó tìm lại tất cả các giấy tờ tài liệu liên quan. Bên cạnh đó, phán đoán các nội dung liên quan tới cá nhân mình trong vụ việc, tình trạng pháp lý có thể xảy ra là gì và mình có thể là rơi vào vị trí pháp lý nào trong tố tụng hình sự.

Cùng luật sư để phác thảo các phương án có thể xảy ra, đồng thời nghiên cứu lại thật kỹ các vấn đề pháp lý liên quan cũng như các nội dung khách quan của vụ việc đã diễn ra từ đó người bị mời, triệu tập sẽ nắm rõ lại nội dung vụ việc để làm việc với cơ quan điều tra một cách hiệu quả. Công việc này nhằm tăng tính chủ động đối với người phải làm việc với cơ quan điều tra, đồng thời có tính nhất quán trong khi làm rõ các diễn biến khách quan của vụ việc.

Chuẩn bị các câu hỏi, các nội dung có thể hỏi, các nội dung sẽ trả lời để cung cấp cho cơ quan điều tra một cách mạch lạc, chính xác nhất tránh mất thời gian và có thể bị ảnh hưởng tới tâm lý người bị hỏi lấy lời khai.

     - Có thể trì hoãn việc lên làm việc khi vướng bận công việc khách quan:

Trường hợp công dân vướng bận các công việc khách quan có thể đề nghị với Cơ quan điều tra chuyển thời gian làm việc sang một buổi khác hợp lý chứ không nhất thiết phải có mặt bằng mọi cách. Với các công việc đã lên kế hoạch từ trước mà việc hủy bỏ sẽ là vô cùng tốn kém và lỡ các cơ hội thì đề nghị với Điều tra viên thì các điều tra viên sẽ đồng ý cho chuyển thời gian làm việc.

Đây cũng là một quyền lợi mà người bị mời lên làm việc lưu ý để tránh ảnh hưởng không đáng có tới công việc cũng như cuộc sống thường nhật.

2. Các quyền cơ bản của người bị mời, triệu tập lên Công an làm việc

     - Được thông báo, giải thích các quyền và nghĩa vụ trước buổi làm việc:

 Đây là quyền của người dân khi lên làm việc với cơ quan công an và cũng là nghĩa vụ của cơ quan cảnh sát điều tra.

Khi cơ quan cảnh sát điều tra phổ biến các quyền này thì người bị mời lên làm việc nên lưu ý lắng nghe và nắm rõ các quyền của mình. Trong đó, có nội dung vô cùng quan trọng đó là bất cứ ai cũng không có nghĩa vụ chứng minh mình có tội, không phải đưa ra lời khai chống lại chính mình, nội dung nào nhớ thì trả lời còn không nhớ thì trả lời là không nhớ. Tránh rơi vào tình huống cố trả lời trong khi bản thân không nhớ rõ chính xác dẫn tới những mâu thuẫn để vụ việc ra ngoài tầm kiểm soát.

     - Được mời luật sư tham gia bảo vệ cho mình:

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã luật hóa việc Luật sư tham gia từ giai đoạn tiền tố tụng để bảo đảm tính dân chủ trong hoạt động tố tụng hình sự, đây là một quy định vô cùng quan trọng và tiến bộ.

Người dân nên tận dụng triệt để quy định có lợi này nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của mình khi vướng mắc vào bất cứ vụ việc hình sự nào.

     - Đưa ra các tài liêu, đồ vật, chứng cứ, yêu cầu:

Việc này nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giúp cơ quan cảnh sát điều tra định hướng đúng đắn về vụ việc đồng thời có thể giúp người cung cấp nhanh chóng thoát ra khỏi rắc rối đang gặp phải.

     - Trình bày lời khai, trình bày ý kiến:

Quyền này là người lên làm việc có quyền trình bày, nêu ý kiến và cơ quan cảnh sát điều tra phải ghi chính xác những gì đã trình bày mà không được thêm bớt bất cứ nội dung nào. Điều tra viên không được mới cung, dụ cung, ép cung mà phải tôn trọng sự thật khách quan, tôn trọng lời trình bày của người được hỏi.

Nghe thì tưởng chừng dễ những để giữ vững được tâm lý, trả lời rõ ràng mạch lạc, ngắn gọn súc tích là cả vấn đề đối với đại đa số người dân. Biết thì trả lời, không biết thì nói không biết đó mới là cách trả lời tốt nhất và hiệu quả nhất khi làm việc với điều tra viên.

Ngoài ra còn một số quyền tương ứng với từng đối tượng pháp lý trong tố tụng hình sự như người tố giác được thông báo về tình hình giải quyết tin tố giác; người bị tố giác được cung cấp nội dung tố giác, hành vi bị tố giác, kiến nghị khởi tố…..

3. Khi nào thì nên lên làm việc với cơ quan công an

Khi gặp bất kỳ tình huống nào liên quan tới tố tụng hình sự và bắt buộc phải làm việc với cơ quan công an thì hãy ngay lập tức chuẩn bị đầy đủ những điều sau trước khi lên làm việc với Điều tra viên:

     •  Nhờ được luật sư tham gia trợ giúp pháp lý để đi cùng và đồng hành trong suốt quá trình làm việc với cơ quan công an;

      •   Chuẩn bị đầy đủ tài liệu, chứng cứ có liên quan tới nội dung làm việc;

     •   Chuẩn bị trước các nội dung, các vấn đề liên quan tới nội dung làm việc để có tâm lý tốt nhất khi làm việc với cơ quan công an.

Hiện nay rất ít người có thể nắm được những quy định của pháp luật hình sự, việc chủ quan trong bất cứ trường nào liên quan tới pháp luật hình sự đều phải trả một cái giá rất đắt. Những lời khai hình thành trong thời gian đầu là vô cùng quan trọng nó có thể là công cụ tháo nút thắt trong vụ việc nhưng cũng có thể là sợi dây vướng vào bản thân khi không có sự chuẩn bị kỹ càng.

4. Dịch vụ luật sư của Công ty Luật Vicoly Hà Nội

Trong các tranh chấp khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng Luật sư Công ty Luật TNHH Vicoly Hà Nội sẽ cung cấp các dịch vụ như sau:

     – Tư vấn khách hàng hướng giải quyết và đưa ra các phương án lựa chọn cho khách hàng;

    –  Thu thập chứng cứ, tài liệu, giấy tờ liên quan từ các cơ quan nhà nước, từ các nơi đang lưu giữ cũng như tạo lập chứng cứ mới từ lời khai, tập quán địa phương;

      –  Soạn công văn, giấy tờ cho khách hàng;

     –  Thay mặt khách hàng nộp các tài liệu chứng cứ, nộp nhận tiền khi được ủy quyền và ký vào các giấy tờ cần thiết khác;

     –   Hỗ trợ khách hàng trong toàn bộ quá trình thực hiện Hợp đồng, tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác giải đáp mọi thắc mắc liên quan;

     –   Thay mặt khách hàng làm việc với các bên liên quan, với các cơ quan nhà nước, phối hợp với Tòa án để giải quyết vụ việc;

     –  Thay mặt khách hàng đàm phán, thương lượng, hòa giải với các bên liên quan để giải quyết vụ việc;

     –  Tham gia phiên tòa, đưa ra các lập luận thuyết phục Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng;

     –  Các công việc khác nhằm hỗ trợ tối đa cho khách hàng trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng Dịch vụ pháp lý với Công ty

Với kinh nghiệm nhiều năm trong mảng tố tụng, luật sư công ty Luật Vicoly Hà Nội đã tham gia nhiều vụ án giúp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ. Việc nhờ luật sư giống như một biện pháp an toàn tất yếu trong đời sống hàng ngày và đặc biệt hơn khi vướng vào một vụ án hình sự, lúc đó vai trò của luật sư được nâng cao hơn. Dịch vụ luật sư bào chữa các vụ án hình sự tại công ty Luật Vicoly Hà Nội giúp tư vấn, chuẩn bị kiến thức pháp luật để tham gia tố tụng hỗ trợ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.

Công ty Luật TNHH Vicoly Hà Nội:

Hotline 24/7: 07.6668.1111

Địa chỉ: Số 17/10 Ngõ 121, phố Chùa Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Email: vicolylaw@gmail.com

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G