Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Hợp đồng là sự thỏa thuận mang tính pháp lý ràng buộc giữa các bên về việc sản xuất, mua bán sản phẩm, dịch vụ và các thỏa thuận khác với sự quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên; là sự cụ thể hóa ý chí của các bên trong quan hệ giao dịch, cơ sở để giải quyết tranh chấp liên quan đến thỏa thuận, cam kết. Tuy nhiên trên thực tế còn nhiều tranh chấp, mâu thuẫn khi quyền và nghĩa vụ giữa các bên bị thay đổi và ảnh hưởng trong quá trình phát sinh hợp đồng.

Tranh chấp hợp đồng là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia kí kết hợp đồng liên quan đến việc thực hiện hay không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trường hợp một bên cố tình không thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trước đó.

1. CÁC LOẠI TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Tranh chấp hợp đồng thường xảy ra ở các loại hợp đồng như: hợp đồng kinh doanh, thương mại, hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ, …

Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng, nguyên tắc giải quyết phải diễn ra nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật quy định. Quá trình giải quyết phải đảm bảo tính dân chủ và quyền tự định đoạt giữa các bên với chi phí thấp nhất.

Các bên có thế tự lựa chọn 1 phương thức phù hợp để giải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên tham gia hợp đồng, vừa đảm bảo trật tự và tuân thủ theo quy định của pháp luật

2. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Khi có tranh chấp hợp đồng, các bên có thể chọn một trong các phương thức giải quyết sau:

♦ Phương thức hòa giải, thương lượng:

- Hòa giải: Là phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên tham gia thực hiện hợp đồng, có thể thông qua vai trò của người thứ ba hoặc không. Khi đó, các bên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết tranh chấp và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.

- Thương lượng: là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp mà không có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan nhà nước hay bên thứ ba nào. Các bên trực tiếp gặp nhau để thương lượng hoặc một bên gửi công văn cho bên kia và bên kia trả lời công văn. Kết quả của cuộc thương lượng là tranh chấp có thể được giải quyết hoặc có thể không. Đây cũng là phương thức được Nhà nước khuyến khích các bên áp dụng để giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.

♦ Phương thức giải quyết bởi Trọng tài:

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại chỉ áp dụng đối với những hợp đồng có liên quan đến thương mại. Để có thể sử dụng phương thức Trọng tài để giải quyết tranh chấp thì các bên phải có thỏa thuận trọng tài. Tức là các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài. Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên. Phương thức này cũng bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện.

Thỏa thuận trọng tài phải thể hiện dưới hình thức văn bản và phải chỉ đích danh một trung tâm trọng tài cụ thể. Thỏa thuận trọng tài không có giá trị ràng buộc các bên khi nó không có hiệu lực hoặc không thể thi hành được. Khi đã có thỏa thuận trọng tài thì các bên chỉ được kiện tại trọng tài theo sự thỏa thuận mà thôi.

♦ Phương thức giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng (giải quyết tại Tòa án):

Khi tranh chấp Hợp đồng phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể thông qua Tòa án để giải quyết tranh chấp. Tùy theo tính chất của Hợp đồng là kinh tế hay dân sự mà các tranh chấp phát sinh có thể được Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế hay thủ tục tố tụng dân sự. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng của Tòa án được xác định theo vụ việc, theo cấp xét xử, theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn (người khởi kiện).

Sau khi xác định đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án có thẩm quyền nhận đơn khởi kiện và xem xét đơn khởi kiện. Trường hợp đơn khỏi kiện hợp lệ thì Tòa án thông báo cho nguyên đơn về việc nộp lệ phí và tiền tạm ứng án phí. Sau khi nhận được biên lai phí và tiền tạm ứng án phí thì Tòa án thụ lý vụ án.

Các quyết định của Tòa án (đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước) có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên. Với nguyên tắc 2 cấp xét xử, những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp có khả năng được phát hiện khắc phục. Với điều kiện thực tế tại Việt Nam, thì án phí Tòa án lại thấp hơn lệ phí trọng tài.

Tuy nhiên khi chọn phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án thì thời gian giải quyết sẽ kéo dài do quy định về trình tự, thủ tục tố tụng.

3. DỊCH VỤ TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng, các bên chủ thể tham gia hợp đồng loay hoay không biết phải xử lý như thế nào cho hợp tình, hợp lý mà không ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên, đặc biệt phải tuân thủ theo pháp luật quy định để tránh những hậu quả đáng tiếc không đáng có. Công ty Luật Vicoly Hà Nội mang đến cho khách hàng dịch vụ tư vấn và giải quyết các tranh chấp hợp đồng nhanh chóng, hiệu quả nhất, bao gồm:

- Tư vấn quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng

- Tìm các cơ sở pháp lý để thu thập chứng cứ và xác định căn cứ giải quyết tranh chấp cho khách hàng

- Tư vấn, chuẩn bị đàm phán với các bên tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng

- Tư vấn hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

- Tham gia thương lượng, hòa giải

- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ hoặc làm đơn khởi kiện cho khách hàng khi có yêu cầu

- Luật sư đại diện theo ủy quyền gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan chức năng thi hành án để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng

- Tham gia tố tụng với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng

Trên đây là những thông tin chia sẻ các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng do công ty Luật Vicoly Hà Nội cung cấp, để biết thêm thông tin chi tiết hay cần Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật TNHH Vicoly Hà Nội:

Địa chỉ: Số 17/10 Ngõ 121, phố Chùa Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 07.6668.1111

Email: vicolylaw@gmail.com

⇒ Xem thêm: Những nội dung cần chú ý khi lập hợp đồng

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G