Quy định về đặt tiền để đảm bảo trong tố tụng hình sự

 

Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để đảm bảo theo quy định tại Điều 122 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Thông tư liên tịch này thay thế Thông tư liên tịch số 17/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 14/11/2013 hướng dẫn về việc đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Điều 4 của Dự thảo quy định về mức tiền đặt để đảm bảo không có nhiều thay đổi so với Thông tư cũ đó là mức tiền này không dưới: a) Ba mươi triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; b) Một trăm triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng; c) Hai trăm triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng; d) Ba trăm triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định mức tiền phải đặt để bảo đảm thấp hơn nhưng không dưới một phần hai mức tương ứng quy định trên.

Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định tiến bộ và phù hợp với thực tế đó là bổ sung đối tượng được đặt tiền để bảo đảm ngoài bị can, bị cáo thì người thân thích của bị can, bị cáo cũng được đặt tiền để bảo đảm cho bị can, bị cáo được tại ngoại thay cho biện pháp tạm giam. Thực tế trong khi bị can, bị cáo bị tạm giam gặp rất nhiều khó khăn để có thể thực hiện các thủ tục đặt tiền để đảm bảo cho mình. Do đó đây là một sự bổ sung rất phù hợp với thực tế pháp lý, tạo điều kiện cho bị can, bị cáo được bảo đảm các quyền lợi chính đáng của mình.

Người thân thích của bị can bị cáo theo quy định tại Điểm b Mục 4 phần I Nghị Quyết 03/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán là:

“- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi;

- Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột;

- Là cụ nội, cụ ngoại của một trong những người trên đây; là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; là cháu ruột mà họ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.”

 Do không có bản dự thảo thông tư liên tịch mới nên chưa thể nói rõ về trình tự thủ tục đặt tiền để đảm bảo theo quy định mới, song có thể nói trình tự thủ tục này cũng sẽ không quá phức tạp khác biệt so với quy định cũ. Theo quy định tại thông tư liên tịch 17/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC thì người đề nghị đặt tiền phải có đơn đề nghị gửi qua cơ sở giam giữ, Trong thời hạn một ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của bị can, bị cáo, cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển đến cơ quan đang tiến hành tố tụng đối với vụ án. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án có trách nhiệm xem xét, nếu thấy có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm thì gửi cho bị can, bị cáo các mẫu văn bản theo hướng dẫn tại Điều 7 của Thông tư liên tịch này để làm thủ tục đề nghị được đặt tiền để bảo đảm.

Theo quy định thì khi xét thấy bị can, bị cáo có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm thì cơ quan đang tiến hành tố tụng đối với vụ án gửi Thông báo về việc đặt tiền để bảo đảm cho họ thông qua cơ sở giam giữ. Thông tư mới đã quy định rõ đây là quyền của bị can bị cáo và người thân của bị can bị cáo khi nhận thấy người nhà có đủ điều kiện để áp dụng hình thức này thì nộp đơn đề nghị cho Cơ quan đang tiến hành tố tụng. 

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn đề nghị và các giấy tờ có liên quan, cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án có trách nhiệm xem xét, nếu thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này thì ra Thông báo cho bị can, bị cáo, người thân thích hoặc người đại diện của bị can, bị cáo theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này để làm thủ tục đặt tiền để bảo đảm. Trường hợp thấy không đủ điều kiện áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can, bị cáo thì phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị biết trong đó nêu rõ lý do.

  Khi được chấp nhận của Cơ quan tiến hành tố tụng thì người nhà của bị can bị cáo sẽ tiến hành nộp tiền tại kho bạc nhà nước và trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày cơ quan tiến hành tố tụng nhận được biên lai nộp tiền có trách nhiệm phê chuẩn áp dụng biện pháp đặt tiền để đảm bảo đồng thời phải quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn (hủy bỏ biện pháp tạm giam, thay thế bằng biện pháp đặt tiền để bảo đảm.   

Để bị can bị cáo được hưởng biện pháp ngăn chặn là Đặt tiền để đảm bảo thì tốt hơn hết người thân của các bị can bị cáo ngay sau khi biết sự việc làm đơn ngay đề nghị biện pháp ngăn chặn này, không cần quan tâm bị can bị cáo có đủ điều kiện hay không. Vì không phải ai cũng nắm được hết quy định về điều kiện được áp dụng và nếu bị can bị cáo đủ điều kiện thì sẽ kịp thời hỗ trợ được người nhà của mình thay thế cho biện pháp tạm giam rất nhiều áp lực. 

Trong trường hợp khẩn cấp và cần thiết, hãy liên hệ đến Luật sư của chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn. Với đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, kinh doanh thương mại sẽ tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng trong mọi tình huống. Đặc biệt, công ty Luật Vicoly Hà Nội có Luật sư tham gia tranh tụng, bào chữa cho bị cáo, bị can tại tòa án trong các vụ án hình sự.

Công ty Luật TNHH Vicoly Hà Nội:

Địa chỉ: Số 17/10 Ngõ 121, phố Chùa Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 07.6668.1111

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G