Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai

 

Trong các tranh chấp và cụ thể là tranh chấp đất đai pháp luật luôn khuyến khích các bên tiến hành các biện pháp hòa giải để tìm điểm chung giải quyết vướng mắc giữa hai bên. Song không phải mâu thuẫn nào cũng có thể tìm được điểm chung và khi đó phương thức giải quyết cuối cùng chính là khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án giải quyết các vấn đề bảo vệ quyền lợi của mình. 

Song với tâm lý ngại kiện tụng do chính bản thân người dân nước ta hiện nay hiểu biết về pháp luật rất hạn chế, câu hỏi là làm thế nào để khởi kiện ra tòa mà bảo vệ được các quyền lợi chính đáng của mình trong khi pháp luật dân sự quy định đương sự có trách nhiệm đưa ra chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Do vậy, qua bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra những việc cần phải làm một cách dễ hiểu nhất để bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng thực hiện các thủ tục khởi kiện tại Tòa án. 

I. Định hướng xử lý tình huống

-  Nhờ luật sư: 

Việc nhờ luật sư cũng giống như đi khám chữa bệnh phải nhờ bác sĩ, luật sư sẽ là người biết chính xác nhất các công việc cần phải làm, các nguyên tắc pháp lý, các quy định của pháp luật liên quan đến vụ việc. Từ đó sẽ đưa ra các ý kiến pháp lý liên quan tới vụ việc, giúp người đang trong tranh chấp nắm rõ được điểm mạnh, điểm yếu của mình trong tranh chấp từ đó cân nhắc các lựa chọn pháp lý tương ứng. 

Nhờ luật sư chính là đi con đường ngắn nhất để tới đích, đồng thời bất kỳ ai không phải chuyên gia pháp lý đều là quá sức khi theo đuổi bất cứ quy trình tố tụng nào tại các cơ quan tiến hành tố tụng. 

Chỉ có luật sư mới làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng là Công an, Viện kiểm sát, Tòa án một cách ngang bằng và dễ dàng trong các công việc như: Làm đơn khởi kiện đúng quy định, sao chụp hồ sơ, đưa ra các ý kiến pháp lý kịp thời, làm đơn phản tố, giám sát độc lập tham gia các quá trình tố tụng cùng với cơ quan tiến hành tố tụng. 

-  Tự giải quyết:

Đây là một lựa chọn chắc chắn dẫn tới nhiều bất lợi cho bất kỳ ai không am hiểu pháp luật khi theo đuổi quá trình tố tụng rất dài hơi và nhiều các sự kiện pháp lý phức tạp. 

Việc hiểu được mình có những quyền gì khi tham gia tố tụng đã là rất khó khăn nhưng chưa là gì khi quá trình tố tụng diễn ra pháp luật quy định từng giai đoạn người tham gia phải có ý kiến, cung cấp chứng cứ, làm đơn …… để bảo vệ quyền lợi của mình. Hết giai đoạn đó người tham gia tố tụng sẽ không còn các quyền đó, pháp luật sẽ coi như người đó từ bỏ quyền của mình và nếu không làm kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng 

 Khi không nắm rõ quy định của pháp luật về tố tụng sẽ rất dễ mắc sai lầm và đôi khi sai lầm đó phải trả giá rất đắt. 

II. Thủ tục khởi kiện một vụ án tranh chấp đất đai

  1. Hòa giải tại UBND xã, phường

Theo quy định tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán quy định về các trường hợp trả lại đơn khởi kiện thì đưa ra hướng dẫn với các tranh chấp đất đai ai là người sở hữu đất đai thì mới bắt buộc phải Hòa giải tại xã, phường và với các tranh chấp này bắt buộc các bên phải tiến hành hòa giải tại xã phường thì mới đủ điều kiện để Tòa án thụ lý giải quyết. 

Ngoài ra các tranh chấp khác về đất đai sẽ không bắt buộc phải hòa giải tại xã, phường, đây không phải là điều kiện để Tòa án trả lại đơn khởi kiện từ chối thụ lý giải quyết.

  2. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Để chuẩn bị được hồ sơ khởi kiện trong tranh chấp đất đai người khởi kiện cần nắm được mình sẽ khởi kiện nội dung nào, đưa ra các yêu cầu nào đề nghị Tòa án giải quyết từ đó sẽ thu thập chứng cứ phục vụ cho việc chứng minh các yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ. 

Hồ sơ khởi kiện sẽ bao gồm những tài liệu cơ bản như sau: 

  • Đơn khởi kiện: Người khởi kiện cần trình bày rõ ràng mạch lạc, đưa ra các yêu cầu khởi kiện cụ thể là gì? Mỗi yêu cầu khởi kiện là một gạch đầu dòng ý tứ rõ ràng. 

Người khởi kiện nên lấy mẫu đơn khởi kiện trên mạng hoặc có thể tới Tòa án để xin mẫu, trình bày các nội dung ngắn gọn tập trung vào các yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết. 

  • Biên bản hòa giải tại UBND xã, phường (Nếu có); 

  • Giấy tờ nhân thân của người khởi kiện; 

  • Giấy tờ nhân thân của người bị kiện (Nếu có); 

  • Xác nhận cư trú của người bị kiện;

  • Sổ đỏ, giấy tờ quyền sở hữu đất đai liên quan tới việc khởi kiện;

  • Các tài liệu nộp thuế, giấy tờ viết tay, giấy tờ có liên quan tới đất đai đang tranh chấp; 

  • Các tài liệu có liên quan tới việc tranh chấp; 

3. Nộp hồ sơ khởi kiện để Tòa thụ lý

Đây có vẻ như không phải là một bước trong quá trình khởi kiện nhưng thực tế lại là một bước rất quan trọng và gian nan. Khi nộp đơn khởi kiện cùng hồ sơ khởi kiện vào Tòa án thì tòa án sẽ phân công thẩm phán để phụ trách hồ sơ, thẩm phán phụ trách sẽ ra văn bản yêu cầu cung cấp thêm các tài liệu cần thiết khác cho hồ sơ khởi kiện khi thấy cần thiết. 

Thực tế, nhất là tại các địa phương các thẩm phán thậm chí để hàng tháng không có văn bản trả lời cho người dân, đồng thời đưa ra các yêu cầu cung cấp vô lý và đôi khi cố tình làm khó người khởi kiện. 

Để thẩm phán phụ trách đồng ý ra Thông báo thụ lý đơn khởi kiện là người khởi kiện đã đi được một phần ba quãng đường. Người khởi kiện cần phải nắm được là mình phải cung cấp thêm tài liệu gì, thực hiện nghĩa vụ gì và có thể từ chối yêu cầu gì của Tòa án để yêu cầu thẩm phán ra Thông báo thụ lý. 

Trường hợp có những tài liệu không thể thu thập tại các cơ quan nhà nước thì người dân có thể đề nghị Tòa án thu thập, vì vậy khi hồ sơ không đủ người dân cần làm đơn đề nghị và đồng thời đề nghị thẩm phán phụ trách thụ lý vụ án để kích hoạt quy trình tố tụng giải quyết vụ việc. 

4. Tham gia quá trình chuẩn bị xét xử

Quá trình tố tụng này quy định tại Chương VIII Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trong giai đoạn này thẩm phán phải thực hiện các nhiệm vụ như quy định tại điều 203 như sau: 

“Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này;

b) Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;

c) Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;

d) Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;

đ) Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;

e) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

g) Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này.”

- Thẩm phán tiến hành hòa giải: 

Nguyên tắc tố tụng đó là thẩm phán sẽ vẫn phải tiến hành các buổi hòa giải, quá trình này hai bên sẽ một lần nữa trình bày các quan điểm và thẩm phán sẽ phân tích các quy định của pháp luật để hai bên tìm ra điểm chung có thể trao đổi thương lượng với nhau. 

Trường hợp một bên không muốn hòa giải có thể làm đơn đề nghị Tòa án không tiến hành hòa giải để tránh mất thời gian kéo dài quá trình tố tụng. 

- Nghiên cứu các tài liệu mà bên kia cung cấp và Tòa án thu thập được. 

Trong giai đoạn đầu của tiến trình tố tụng sau khi Tòa án thụ lý vụ án hai bên sẽ có nhiều các làm việc với thẩm phán để cung cấp lời khai cũng như có gặp nhau tại các buổi hòa giải. 

Trong giai đoạn này nếu nhận thấy cần thiết phải bổ sung, thay đổi đơn khởi kiện thì người khởi kiện phải lập tức bổ sung nội dung khởi kiện hoặc bổ sung người tham gia tố tụng. Người bị kiện phát hiện các nghĩa vụ đối trừ được của bên khởi kiện phải làm ngay Đơn phản tố bởi lẽ từ thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì người bị kiện sẽ mất quyền làm đơn phản tố. 

Có một số mốc thời gian vô cùng quan trọng trong giai đoạn này người tham tố tụng cần phải nắm rõ và không được lơ là tránh rơi vào tình trạng mất quyền hoặc vụ án có thể bị đình chỉ. 

- Mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Quy định là rất tiến bộ và nhân văn nhằm công khai tất cả chứng cứ trong hồ sơ vụ án để các bên nắm rõ từ đó bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Tránh trường hợp một bên nộp lên hoặc tòa án thu thập được nhưng vì lý do nào đó bên còn lại chưa lên để sao chụp, chưa biết tới tài liệu chứng cứ đó ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân. 

Tại các phiên này, hai nên nên tranh thủ để xem xét mình đã có đủ tất cả các tài liệu cần thiết hay chưa, nếu chưa phải ngay lập tức đề nghị sao chụp đầy đủ. 

5. Tham gia phiên tòa sơ thẩm

- Phiên tòa diễn ra trong đó các bên sẽ đưa ra các câu hỏi cho bên còn lại và bên kia sẽ phải trả lời sau đó là tổng hợp từ hồ sơ và nội dung trả lời của các bên, mỗi bên sẽ đưa ra lập luận trên cơ sở các căn cứ pháp lý để chứng minh cho quan điểm của mình là có căn cứ pháp lý. 

- Đây hoàn toàn là việc vượt ngoài khả năng của bất cứ ai không phải là các chuyên gia pháp lý và sẽ dễ dàng bị đánh bại bởi lý lẽ của các luật sư bên tranh chấp. 

III. Dịch vụ luật sư của Công ty Luật Vicoly Hà Nội

Trong các tranh chấp khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng Luật sư Công ty Luật TNHH Vicoly Hà Nội sẽ cung cấp các dịch vụ như sau: 

  • Tư vấn khách hàng hướng giải quyết, hướng khởi kiện và đưa ra các yêu cầu khởi kiện cho khách hàng; 

  • Thu thập chứng cứ, tài liệu, giấy tờ liên quan từ các cơ quan nhà nước, từ các nơi đang lưu giữ cũng như tạo lập chứng cứ mới từ lời khai, tập quán địa phương;

  • Soạn Đơn khởi kiện, công văn, giấy tờ cho khách hàng;

  • Thay mặt khách hàng nộp các tài liệu chứng cứ, nộp nhận tiền khi được ủy quyền và ký vào các giấy tờ cần thiết khác; 

  • Hỗ trợ khách hàng trong toàn bộ quá trình thực hiện Hợp đồng, tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác giải đáp mọi thắc mắc liên quan; 

  • Thay mặt khách hàng lv với các bên liên quan, với các cơ quan nhà nước, phối hợp với Tòa án để giải quyết vụ việc;

  • Thay mặt khách hàng đàm phán, thương lượng, hòa giải với các bên liên quan để giải quyết vụ việc; 

  • Tham gia phiên tòa, đưa ra các lập luận thuyết phục Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng;

Các công việc khác nhằm hỗ trợ tối đa cho khách hàng trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng Dịch vụ pháp lý với Công ty. Tùy theo diễn biến và tính chất từng vụ tranh chấp, Luật sư sẽ tư vấn cho khách hàng hướng xử lý và thủ tục như thế nào để đảm bảo quyền lợi của mình nhất.

Với kinh nghiệm thực tiễn, đội ngũ luật sư tại công ty Luật Vicoly Hà Nội sẽ tư vấn những thắc mắc, giải đáp của khách hàng quy định pháp luật về đất đai, hướng dẫn thủ tục và dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai, đại diện làm việc tại các cơ quan có liên quan.

Công ty Luật TNHH Vicoly Hà Nội:

Địa chỉ: Số 17/10 ngõ 121, phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Hotline: 07.6668.1111

Email: vicolylaw@gmail.com

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G