THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Hiện nay, trên cả nước ta nói chung rất ít người để ý và am hiểu quy định của pháp luật trong lĩnh vực thừa kế. Thực tế đây là lĩnh vực có liên quan tới mọi mặt của đời sống xã hội nhưng hiện nay đa số người chết trên cả nước là không để lại di chúc dẫn tới rất nhiều tranh chấp trong lĩnh vực này.

Thừa kế theo pháp luật tức là khi người chết để lại di sản nhưng không viết di chúc hoặc di chúc để lại không hợp pháp thì khi đó di sản của người chết sẽ được chia theo quy định của pháp luật dân sự. Áp dụng các quy định của pháp luật để phân chia di sản cho những người trong hàng thừa kế và các khoản chi phí khác theo các quy định đó.

Để dễ hình dung ra việc chia di sản như thế nào và các khoản cần phải chi từ di sản sẽ tính ra sao thì chúng tôi xin đưa ra sơ lược ngắn gọn các nội dung cơ bản như sau:

1. AI CÓ QUYỀN HƯỞNG THỪA KẾ?

Quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật như sau:

“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

Khi người ở hàng thừa kế thứ nhất không còn ai thì lúc đó những người ở hàng thừa kế thứ hai mới được chia và di sản thừa kế sẽ được chia đều cho tất cả mọi người trong hàng thừa kế.

Theo như điều 651 quy định ở trên thì không có bất cứ sự phân biệt nào về quyền hưởng di sản giữa con trai với con gái và con trưởng với con thứ, tất cả những người trong hàng thừa kế đều hưởng kỷ phần bằng nhau. Không như cách hiểu của nhiều vùng quê cho rằng chỉ có con trai mới được hưởng phần thừa kế từ bố mẹ và con trưởng sẽ được phần lớn tài sản, đó là cách hiểu đã lạc hậu từ thời phong kiến.

2. CÁC TRƯỜNG HỢP THỪA KẾ ĐẶC BIỆT

=> Thừa kế thế vị: Con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống

=> Thừa kế giữa con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi: Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật dân sự 2015.

=> Thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế: Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật dân sự 2015.

3. PHƯƠNG THỨC CHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Sau khi có thông báo mở thừa kế những người thừa kế cùng nhau họp và thỏa thuận các vấn đề để tổ chức chia di sản thừa kế như sau:

Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

4. CÁCH THỨC PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Sau khi cuộc họp giữa những người có quyền thừa kế đã thống nhất được các nội dung, phương thức phân chia di sản thừa kế thì di sản thừa kế chỉ được chia sau khi đã thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ như sau:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.

3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.

4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.

5. Tiền công lao động.

6. Tiền bồi thường thiệt hại.

7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

9. Tiền phạt.

10. Các chi phí khác

- Sau khi đã thanh toán tất cả những khoản trên thì phần tài sản còn lại sẽ chia đều cho tất cả những người có quyền thừa kế.

- Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

- Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng

5. NHỮNG HẠN CHẾ KHI PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Trong trường hợp phân chia di sản theo pháp luật vẫn có trường hợp người có quyền lợi liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tạm dừng việc phân chia di sản trong một thời gian nhất định đó là: “Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.”

Quy định này rất tiến bộ và nhân văn, trong một số trường hợp di sản thừa kế để lại là tài sản duy nhất và nếu phân chia thì với kỷ phần nhận được bên vợ hoặc bên chồng sẽ không duy trì được cuộc sống bình thường. Và như vậy việc chia di sản đã đẩy người trong những trường hợp này vào hoàn cảnh hết sức đau thương, vừa mất người thân vừa không nơi nương tựa.

6. KHÔNG THỐNG NHẤT ĐƯỢC PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THÌ GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

Rất nhiều trường hợp do hiểu biết của một vài người có quyền thừa kế hoặc do có người cố tình trì hoãn một cách không hợp lý việc phân chia di sản thừa kế thì những người có quyền thừa kế còn lại có một cách lựa chọn khác đó là khởi kiện yêu cầu Tòa án chia thừa kế.

Khi khởi kiện ra Tòa thì Tòa án sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật và hoàn cảnh thực tế để phân chia di sản. Đối với người khởi kiện sẽ phải nộp một khoản tạm ứng án phí và theo kiện trong thời gian Tòa án tiến hành xét xử vụ án theo hai cấp Sơ thẩm và Phúc thẩm. Theo quy định của pháp luật thì thời hạn xét xử sơ thẩm đối với những vụ án đơn giản là 4 tháng và phức tạp là 6 tháng những thông thường đa số các vụ sẽ kéo dài trên 1 năm.

Theo chúng tôi trong trường hợp phải khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết thì quý vị nên nhờ luật sư để đại diện theo kiện tại Tòa án, việc này sẽ giúp quý vị có thời gian làm việc khác và không nặng nề, mệt mỏi khi theo kiện.

Khi có bất cứ thắc mắc gì về pháp lý hãy liên hệ ngay Công ty Luật TNHH Vicoly Hà Nội để nhận được những tư vấn kịp thời, chính xác nhất đối với vấn đề của bạn.

=> Thông tin trên được cung cấp bởi Luật sư chuyên môn LẠI VĂN DOÃN, người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn Thừa kế, Tranh chấp đất đai, Vụ án hình sự, Thành lập Doanh nghiệp, Tư vấn thành lập Doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% nước ngoài, Tư vấn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam,... đang là luật sư uy tín của các Khách hàng Doanh nghiệp lớn tại Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Công ty Luật TNHH Vicoly Hà Nội:

Địa chỉ: Số 17/10 Ngõ 121, phố Chùa Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 07.6668.1111

Email: vicolylaw@gmail.com

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G