Các nội dung cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp

Các doanh nghiệp sau khi được thành lập hầu hết sẽ không hình dung được các công việc liên quan đến các thủ tục hành chính phải làm những gì để đảm bảo Công ty hoạt động theo đúng quy định. Do đó, bài viết này nhằm mục đích liệt kê ra các công việc phải làm cho các doanh nghiệp mới thành lập, đặc biệt là các Công ty do các cá nhân lần đầu thành lập doanh nghiệp.

I. CÁC CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN NGAY SAU KHI CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

1. Treo biển hiệu Công ty (Điều 37 Luật Doanh nghiệp)

Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Như vậy, sau khi thành lập, doanh nghiệp phải treo biển hiệu Công ty tại trụ sở chính, tại chi nhánh (nếu có), tại văn phòng đại diện (nếu có), tại địa điểm kinh doanh của Công ty (nếu có);

2. Đăng ký chữ ký số với các nhà mạng (fpt, vnpt, viettel…..) để thực hiện kê khai thuế và nộp thuế điện tử:

Hồ sơ cần chuẩn bị:

- Đăng ký kinh doanh bản sao công chứng hoặc pho to đóng dấu của Công ty;

- Chứng minh nhân dân của Người đại diện theo pháp luật;

- Giấy đề nghị đăng ký và Giấy xác nhận thông tin;

3. Lệ phí môn bài:

- Tờ khai Lệ phí môn bài và nộp tiền lệ phí môn bài; (Nộp theo năm và nộp trong vòng 10 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp);

- Tờ khai lệ phí môn bài theo mẫu trên phần mềm hỗ trợ kê khai thuế;

- Nơi nhận tờ khai: Cục Thuế (đối với trường hợp do Cục Thuế quản lý), Chi cục thuế quận/huyện (đối với trường hợp Doanh nghiệp do Chi Cục thuế quản lý) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

- Hình thức nộp: Nộp tờ khai qua mạng (từ 15/09/2015, Cơ quan thuế tại thành phố Hà Nội chỉ nhận tờ khai thuế qua mạng, các địa phương khác tuỳ tình hình có thể vừa nhận qua mạng và Chi cục Thuế chỉ nhận tờ khai thuế qua mạng không nhận bản giấy);

- Mức thuế cần phải nộp: Căn cứ vào mức vốn đã đăng ký của doanh nghiệp thì mức có các mức thuế MB phải nộp như sau:

 Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư

 Mức thuế môn bài cả năm

Bậc

Mã Tiều mục

Trên 10 tỷ đồng

3.000.000 đồng/năm

 Bậc 1 

 2862 

Từ 10 tỷ đồng trở xuống

2.000.000 đồng/năm

Bậc 2

2863

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác.

1.000.000 đồng/năm

Bậc 3

2864

Doanh nghiệp, Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác thành lập sau ngày 30/06 thì sẽ nộp bằng ½ mức nêu trên.

- Hình thức nộp tiền: Doanh nghiệp có thể lựa chọn theo hai hình thức là nộp tiền mặt tại Ngân hàng được uỷ nhiệm; hoặc nộp tiền theo hình thức Nộp thuế điện tử.

4. Hỗ trợ kê khai thuế:

Cài đặt phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế trên trang www.gdt.gov.vn (Click vào đường link (thứ 2 từ dưới lên) có biểu tượng  => Download phần mềm kê khai mới nhất sau đó cài đặt trên máy, lưu ý phần mềm này được cung cấp miễn phí)

5. Mở tài khoản tại Ngân hàng (nên mở tại các ngân hàng thực hiện liên kết với cơ quan thuế để nộp thuế điện tử):

Hồ sơ cần chuẩn bị:

- Đăng ký kinh doanh bản sao công chứng hoặc pho to đóng dấu của Công ty;

- Chứng minh nhân dân của Người đại diện theo pháp luật;

- Thông báo về việc đăng tải con dấu trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. (Hiện nay theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2020 thì cơ quan Đăng ký kinh doanh không quản lý con dấu của doanh nghiệp nên việc sử dụng dấu do doanh nghiệp tự quyết định và chịu trách nhiệm).

- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc/Tổng Giám đốc (nếu Giám đốc/Tổng Giám đốc đồng thời là Người đại diện theo pháp luật) và Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng (Một số Ngân hàng yêu cầu phải có kế toán trưởng. Một số Ngân hàng yêu cầu làm cam kết Doanh nghiệp chưa có kế toán trưởng và sẽ bổ sung ngay sau khi có kế toán trưởng);

- Trong vòng 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản, phải thực hiện thông báo số TK ngân hàng cho Sở Kế hoạch và đầu tư thành. Sở Kế hoạch là đầu mối nhận thông báo thuế này và chuyển dữ liệu cho Cục Thuế để lên dữ liệu quản lý tập trung TMS.

- Lưu ý: Đối với các giao dịch từ 20 triệu trở lên phải chuyển khoản thì mới được khấu trừ thuế GTGT và mới được coi là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN.

6. Thủ tục kiểm tra trụ sở trước khi phát hành hóa đơn điện tử

Hồ sơ cần chuẩn bị:

- Đăng ký kinh doanh bản sao công chứng hoặc pho to đóng dấu của Công ty;

- Chứng minh nhân dân của Người đại diện theo pháp luật;

- Hợp đồng lao động;

- Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà kèm Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ), hộ khẩu và chứng minh nhân dân của người đứng tên trên sổ đỏ;

- Hóa đơn chứng từ mua văn phòng phẩm hoặc máy in, máy tính.

- Một số Chi Cục Thuế còn yêu cầu có Hợp đồng và hóa đơn đầu vào và Hợp đồng đầu ra; Nên Doanh nghiệp chuẩn bị cả nội dung này cho chắc chắn;

7. Quyền sở hữu trí tuệ:

- Doanh nghiệp có thể đăng ký quyền sở hữu trí tuệ của mình để được pháp luật bảo hộ như: Sáng chế - giải pháp hữu ích; Kiểu dáng công nghiệp; Chỉ dẫn địa lý; Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí); Thiết kế và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm dịch vụ của Công ty (nếu thấy cần thiết); Đăng ký bản quyền tác giả;

8. Đăng ký tên miền (nếu có)

 

II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ THUẾ, BẢO HIỂM

1. Khai thuế Giá trị gia tăng (GTGT)

- Doanh nghiệp mới thành lập có thể lựa chọn sử dụng phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp KHẤU TRỪ hoặc TRỰC TIẾP.

- Cả 2 phương pháp tính thuế GTGT, doanh nghiệp mới thành lập thì việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo QUÝ.

- Thông thường công ty mới thành lập thì chưa phát sinh các nghiệp vụ mua bán, nhưng đối với thuế GTGT thì không phát sinh vẫn phải nộp tờ khai. Chính vì thế, kế toán đặc biệt chú ý là ngay quý thành lập thì phải lập và nộp tờ khai thuế GTGT rồi, chậm nhất là ngày 30 quý sau. Đối với DN áp dụng phương pháp khấu trừ thì khai thuế GTGT theo mẫu 01/GTGT, phương pháp trực tiếp thì mẫu 04/GTGT.

2. Khai thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

- Theo Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014, thì kể từ quý 4/2014, doanh nghiệp KHÔNG phải lập và nộp tờ khai tạm tính thuế TNDN theo mẫu 01A(B)/TNDN nữa, mà chỉ nộp tiền thuế TNDN do doanh nghiệp tự tạm tính hằng quý.

- Cuối năm thì nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN.

3. Khai thuế Thu nhập cá nhân (TNCN)

- Đối với thuế TNCN, không phát sinh thì không phải nộp tờ khai tháng/quí (mẫu 02/KK-TNCN), nhưng chú ý là vẫn phải nộp tờ khai quyết toán năm (mẫu 05/KK-TNCN)

- Việc khai thuế theo tháng hoặc quý được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm. Cụ thể như sau:

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất một loại tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên khai thuế theo tháng, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo quý.

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập không thuộc diện khai thuế theo tháng theo hướng dẫn nêu trên thì thực hiện khai thuế theo quý.

4. Hóa đơn

- Đối với DN mới thành lập mà đủ điều kiện đăng ký thuế GTGT theo Phương pháp khấu trừ và đã được cơ quan thuế chấp nhận thì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử: sau đó làm thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng ít nhất là 3 ngày. Kể từ ngày thông báo phát hành hóa đơn, thì mỗi quý phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (mẫu BC26/AC), chậm nhất là ngày 30 quý sau.

- Đối với DN mới thành lập nộp thuế GTGT theo PP Trực tiếp thì phải mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng và kể từ ngày mua, cũng báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn như trường hợp trên.

5. Lao động và Bảo hiểm xã hội (BHXH)

- Nếu DN ký hợp đồng với người lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: kế toán liên hệ với cơ quan BHXH để làm hồ sơ tham gia đóng bảo hiểm cho nhân viên.

- Văn bản tham khảo: Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.

6. Bảng định mức nguyên liệu vật liệu

- Nếu là doanh nghiệp có tính chất sản xuất thì phải lập Bảng định mức nguyên vật liệu cho tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp. Riêng qui định nộp cho cơ quan thuế bảng định mức này đã được bãi bỏ kể từ ngày 01/01/2014.

7. Thông báo phương pháp khấu hao tài sản cố định

- Lập và nộp bảng thông báo phương pháp trích khấu hao TSCĐ kể từ ngày phát sinh TSCĐ.

8. Riêng, các thủ tục đăng ký khác như:

- Đăng ký chế độ kế toán áp dụng (theo QĐ 200 hay 133), hình thức kế toán, phương pháp hàng tồn kho, đăng ký KTT... cho cơ quan thuế khi DN mới thành lập thì tùy một số cơ quan thuế địa phương khác có yêu cầu khác nhau

Để hạn chế cũng như tránh các rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty Luật Vicoly luôn luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp. Quý khách hàng liên hệ theo thông tin như sau:

Công ty Luật TNHH Vicoly Hà Nội:

Địa chỉ: Số 17/10 Ngõ 121, phố Chùa Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 07.6668.1111

Email: vicolylaw@gmail.com

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G